Trẻ tập đi bị ngã đập đầu xử lý như thế nào mẹ có biết?

By

Trẻ trong thời gian tập đi xương vẫn còn yếu ớt nên bé vẫn còn đi chưa vững. Ngoài ra bé vẫn chưa giữ được thăng bằng tốt, còn tò mò với những thứ xung quanh mình nên trong lúc đi sẽ dễ bị ngã đập đầu. Vậy khi trẻ tập đi bị ngã đập đầu thì mẹ nên xử lý như thế nào cho đúng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngã đập đầu?

Khi trẻ bị ngã đập đầu thì mẹ nên kiểm tra và xử lý ngay vì nếu không sẽ để lại những hậu quả khó lường, ảnh hưởng rất lớn đến não bộ của trẻ  nhỏ. Sau đây là một số việc mẹ có thể làm được để bảo vệ trẻ

Theo dõi tình hình của trẻ

Mẹ hãy để ý xem bé đập đầu ở chỗ nào, chỗ đó có xuất hiện các cục bầm tím hay chảy máu không. Lúc này mẹ không nên hốt hoảng, hỏi han tới tấp bé sẽ làm bé hoảng loạn mà hãy xử lý thật bình tình. Đầu tiên mẹ hãy làm cho chỗ sưng của bé được xẹp và nhỏ lại bằng cách dùng khăn lạnh, muối, hoặc đá chườm lên vết thương của bé. Sau đó mẹ phải ở bên bé để xem tình hình có khá hơn không hay bé có đau khóc gì không. 

Nếu bé có những triệu chứng sau thì mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra gấp.

Bé bị ngất đi:

Nếu bé sau khi ngã xong bị ngất đi dù chỉ có vài phút thì mẹ nên đưa bé đi bệnh viện ngay vì có thể sau cú ngã đã làm cho máu tụ trong não rất nguy hiểm.

Bé bị rối loạn tri giác:

Bé bị ngã xuống nhưng vẫn rất tỉnh táo, ngoài ra bé khóc lóc hoảng sợ liên tục, gương mặt thất thần, bé không nhìn tập trung được vào mắt bố mẹ và không nhận ra ai trong gia đình..

Bé nôn 

Trong lúc ngã, do hoảng loạn nên bé sẽ khóc nhiều, nôn khoảng 1 đến 2 lần là điều rất bình thường nhưng bé nôn trên 2 lần trở lên thì có thể đây là dấu hiệu bé bị chấn thương sọ não, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Bé đi không vững, mất thăng bằng

Sau khi bé ngã xong rồi đứng dậy, đi không vững, xiêu vẹo qua lại. Thì mẹ phải quan sát xem trong lúc bé chơi có được như bình thường không như ngồi thẳng hay đi đứng chắc chắn không. Nếu xuất hiện những triệu chứng đó thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay vì có thể bé bị chấn thương sọ não.

Chú ý mắt của bé

Bé sau khi ngã thì mắt bé có biểu hiện lờ đờ, mắt lòng trắng dãn ra nhiều hoặc bé không nhìn thấy đường đi thì mẹ phải đưa đi bệnh viện kiểm tra.

Bé ngủ nhiều sau khi ngã

Bé khóc nhiều sau khi ngã sẽ bị mệt rồi ngủ. Mẹ nên quan sát bé nếu bé ngủ nhiều hơn bình thường và có các dấu hiệu da bé tái nhợt, bé thở không đều, người co giật. Một số bé sẽ bị chảy máu từ mũi và tai ra, đau đầu nặng thì mẹ cũng đưa bé đến bệnh viện ngay.

Mẹ cũng lưu ý khi con bị ngã và chảy máu đầu thì mẹ phải cầm máu chắc chắn cho bé trước khi đưa con vào bệnh viện tránh tình trạng bé bị mất máu.

Những việc mẹ không nên làm khi bé bị ngã đập đầu.

Thay vì chườm lạnh thì mẹ không nên chườm nóng hoặc bôi dầu gió ở chỗ vết thương vì sẽ làm cho bé bị chảy máu trong, gây hại cho mạch máu.

Không nên vội bế bé dậy hoặc chạy đi bệnh viện gấp vì cơ thể bé sẽ bị sốc, trong quá trình bồng bế não bé bị rung lắc mạnh gây nên những biến chứng nặng hơn.

Ba mẹ hãy theo dõi con thật kỹ sau khi con bị ngã để phát hiện những dấu hiệu bất thường, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Sau khi ngã mẹ cũng không nên cho bé chơi đùa mạnh, leo trèo ở chỗ cao.

Mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về nuôi dạy chăm sóc con thật tốt để bảo vệ con khỏi những nguy hiểm không lường trước được. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!