Trẻ sơ sinh rụng rốn sau bao nhiêu ngày, rụng trễ có sao không?
Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh hầu hết là những thắc mắc của các mẹ mới sinh con. Vậy trẻ sơ sinh rụng rốn sau bao nhiêu ngày, rụng trễ có sao không? Bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu cho các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
1. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Sau khi sinh vùng rốn của trẻ sẽ được bác sĩ băng dán lại để rốn nhanh khô. Tùy vào cơ địa của từng trẻ mà rốn có thể rụng sớm hay trễ. Giai đoạn này mẹ cần chăm sóc, vệ sinh cuống rốn sạch sẽ để rốn sau khi rụng được khô thoáng và không bị viêm nhiễm.
Mới sinh, mẹ cần chăm sóc vùng rốn đúng cách để đảm bảo rốn trẻ không bị mưng mủ và có mùi hôi. Mẹ không kỹ càng thì rốn con rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập tấn công gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trẻ
Chú ý khi thay bỉm cho con, không để bỉm cọ xát với cuống rốn, vì những ngày đầu mới sinh vùng da ở rốn trẻ còn mỏng dễ gây lở loét, viêm da cho trẻ.
Khi tắm cho trẻ mẹ phải đảm bảo rằng nước sẽ không rớt vào nơi rốn trẻ, nếu vùng rốn bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ dàng tiếp xúc làm cho vùng rốn trẻ bị đau rát và trầy xước, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
2. Trẻ sơ sinh rụng rốn sau bao nhiêu ngày, rụng trễ có sao không?
Thông thường rốn của trẻ sau khi sinh sẽ rụng trong khoảng 7 - 10 ngày, tùy vào cơ địa từng trẻ mà rốn sẽ rụng sớm hay trễ. Vì vậy các mẹ không cần phải lo lắng quá vì rốn rụng nhanh hay chậm không ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ.
Cần chăm sóc rốn của trẻ thường xuyên, vệ sinh vùng rốn mỗi ngày để rốn trẻ luôn trong tình trạng sạch sẽ, thoáng mát. Giúp cho trẻ ngủ ngon giấc, bớt vặn mình hơn.
Sau khi cuống rốn rụng cần phải để ý kỹ, bởi nơi rốn sẽ có dung dịch màu vàng nhạt, mẹ phải phân biệt được để lau rửa vùng rốn tránh nhiễm trùng và gây viêm.
Dùng tăm bông nhỏ để lau vùng rốn sau khi cuống rụng bằng dung dịch cồn 70 độ. Sau đó dùng gạc dán lại tránh gây nhiễm khuẩn ở trẻ.
3. Những triệu chứng bất thường ở rốn của trẻ sơ sinh
Khi mẹ chăm sóc bé không cẩn thận rốn trẻ thường hay bị nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, sau đây là một vài triệu chứng dễ nhận biết.
Nhiễm trùng rốn
Là hiện tượng rốn bị viêm nhiễm, đôi khi có hiện tượng chảy máu đi kèm
Biểu hiện rõ nhất là trẻ bỏ bú, hay quấy khóc, sốt cao, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ.
Uốn ván rốn
Vi khuẩn uốn ván xâm nhập qua đường cắt rốn của trẻ, sau khi bị xâm nhập vào cơ thể ngay lập tức không có biểu hiện gì bất thường. Khoảng 1 tuần sau đó, triệu chứng này mới bắt đầu xuất hiện. Tùy vào mức độ vi khuẩn xâm nhập mới biết được trẻ bị nặng hay nhẹ.
Giai đoạn này trẻ thường sốt cao, co giật, quấy khóc, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
4. Những lưu ý về chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Trong thời gian con chưa rụng rốn mẹ không nên quấn chặt, bó sát rốn vì những vi khuẩn có hại xung quanh luôn rình rập gây nhiễm khuẩn vùng rốn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, miễn dịch và sự phát triển sức khỏe của trẻ.
Không được dùng những loại thuốc hay bột bôi lên vùng rốn trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu tự dùng bừa bãi sẽ làm cho rốn bé bị thương, viêm loét.
Vệ sinh rốn hằng ngày, đúng cách để rốn trẻ luôn có chỗ thở và trẻ sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn.
Luôn giữ cho vùng rốn của bé thoáng mát để tránh bị nhiễm trùng. Không nên quấn chặt quá dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Vì sau khi sinh trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài nên thường có thói quen vặn mình và khó chịu, gây ra tình trạng lồi rốn ở trẻ.
Trên đây là những chia sẻ vấn đề về trẻ sơ sinh rụng rốn sau bao nhiêu ngày, sẽ như thế nào nếu rụng trễ. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hơn và nuôi con đúng cách.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!