Trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình phải làm sao?
Hầu như trẻ sơ sinh thường khó ngủ và giật mình ở những tháng đầu đời. Khi giật mình thì trẻ thường hay tỉnh giấc, quấy khóc, khó có thể có giấc ngủ sâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bé và mẹ. Và sau đây mình xin chia sẻ các mẹ cách khắc phục tình trạng này để bé phát triển khỏe mạnh và ổn định hơn.
1. Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và giật mình
Khi lọt lòng mẹ trẻ thường rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên trẻ thường hay giật mình và và quấy khóc. Trẻ phản xạ với những tiếng ồn xung quanh mình như tiếng chuông điện thoại, tiếng còi xe, hay bất kì một tiếng động nào mạnh cũng có thể làm trẻ tỉnh giấc và giật mình.
Việc cho trẻ bú quá no, hay ăn những đồ ăn lạ làm trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu cũng sẽ làm cho trẻ khó ngủ.
Và những tác động từ cha mẹ, việc la mắng, quát nạt, hay đòn roi trẻ dẫn đến việc trẻ sợ hãi, ăn sâu vào tiềm thức của trẻ nên dễ bị kích động khi ngủ hay giật mình la hét còn gọi là mớ ngủ.
Việc trẻ thường tè và đi đại tiện không kiểm soát trong lúc ngủ cũng khiến trẻ khó chịu ướt át và tỉnh giấc. Việc này không những khiến bé khó ngủ mà còn khiến bé có nguy cơ bị viêm phổi nếu tình trạng xảy ra liên tục.
Hay thời tiết giao mùa, nhiệt độ phòng thay đổi làm trẻ ngứa ngáy khó chịu, mẹ mang đồ cho trẻ quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến trẻ quấy khóc về đêm.
Để thích nghi với môi trường mới trẻ không tránh khỏi việc bị cảm, sốt do đau họng, đau bụng, hay mọc răng khiến trẻ khó chịu vặn mình không có giấc ngủ sâu.
Và một yếu tố không thể tránh khỏi đó là thiếu vitamin D và canxi, những chất rất quan trọng với trẻ ,giúp trẻ phát triển về thể chất cũng như về giấc ngủ
2. Cách khắc phục tình trạng khó ngủ và hay giật mình
Để trẻ ngủ ngon và sâu giấc không bị giật mình thì các mẹ nên lưu ý đến giờ giấc ngủ của trẻ,cho trẻ ngủ đúng giờ, tập và hình thành thói quen cho trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng các biện pháp tắm nắng, sưởi nắng ở khung giờ 8h sáng và 4h chiều. Ở tuổi này trẻ đang bú mẹ là chính, nên các mẹ có thể bổ sung canxi và ăn thêm các món có chứa nhiều canxi để khi trẻ bú mẹ có thể nhận thêm lượng canxi lớn từ mẹ.
Ngoài ra không nên cho trẻ ăn quá no hay để trẻ đói. các mẹ nên chia cữ ăn và uống của trẻ ra làm nhiều lần và mỗi lần trẻ chỉ ăn với lượng vừa đủ,tùy theo độ tuổi của trẻ để cân đối sao cho hợp lý.
Hãy cho trẻ môi trường ngủ tốt nhất và thoải mái nhất để có thể chìm sâu vào giấc ngủ.
Tạo cho trẻ tâm lý vui vẻ trước khi ngủ, không to tiếng hay đùa giỡn, la hét quá to, các mẹ có thể cùng con đọc truyện trước khi ngủ hay kể chuyện cho con nghe, ru con bằng các bài hát con yêu thích, mát xa cho trẻ.
Nếu trẻ có dấu hiệu mất ngủ do các bệnh lý thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị một cách tốt nhất.
3. Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ ngủ
Để trẻ có một giấc ngủ ngon các ông bố, bà mẹ cần nắm rõ các kiến thức cơ bản.
Trẻ sơ sinh có giấc ngủ nhiều và ngắn không sâu giấc. thời gian này ngoài thức dậy để ăn thì phần lớn thời gian còn lại của trẻ là dùng để ngủ.
Đối với Trẻ trên 1 tuổi có khả năng phân biệt ngày và đêm nên bố mẹ hãy để ý con kỹ hơn, nắm được cơ chế ngủ của con để rèn luyện cho con giấc ngủ đúng giờ và đủ giờ. Dưới đây là khung giờ tham khảo:
-
Từ 0-1 tháng trẻ cần ngủ đủ 20 tiếng mỗi ngày.
-
Từ 1-3 tuổi trẻ cần ngủ đủ 15 tiếng mỗi ngày.
-
Từ 2-3 tuổi trẻ cần ngủ đủ 14 tiếng mỗi ngày.
-
ừ 3-5 tuổi trẻ cần ngủ đủ 12 tiếng mỗi ngày.
-
Từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể ngủ ít hơn 12 tiếng mỗi ngày.
Vậy qua phần chia sẻ ở trên hi vọng với những thông tin hữu ích sẽ giúp cho các mẹ có được kiến thức nuôi con con hoàn thiện nhất giúp con mình có thể ngủ ngon và sâu giấc trong những năm tháng đầu đời.