Rốn chưa rụng, chảy dịch có nguy hiểm không?

By

Rốn chưa rụng, chảy dịch có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc thường gặp ở các bà mẹ khi ảnh hưởng đến vấn đề về dây rốn của con.  Liệu sự nguy hiểm như thế nào khi rốn chưa rụng, chảy dịch nhiều? Mời các bạn cũng tham khảo bài viết dưới đây

1. Nguyên nhân rốn chưa rụng, chảy dịch

Thường khi mới chào đời rốn của bé được bác sĩ băng lại để khoảng 5 - 7 ngày rốn sẽ tự rụng nhưng không phải rốn bé nào cũng vậy. Các mẹ thường hay lo lắng tại sao con mình chưa rụng rốn, băng rốn có ảnh hưởng đến con hay không. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu nguyên nhân nhé.

Băng rốn bé quá chặt và không vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của bé làm cho rốn bé bị nhiễm trùng.

Băng rốn bị ẩm ướt khiến vi khuẩn xâm nhập làm dây rốn bé bị tổn thương.

Mẹ thường nghe người ngoài mách những cách không có căn cứ bôi những loại thuốc lên rốn làm rốn bé bị chảy dịch, nhiễm trùng.

Thấy dây rốn bé lâu rụng hay sờ nhiều rồi lung lay để rụng làm cho vi khuẩn độc hại dễ xâm nhập vào bé gây tình trạng mưng mủ và đau đớn.

2. Rốn chưa rụng, chảy dịch có nguy hiểm không?

Hầu hết khi trẻ được 1 tuần tuổi nếu rốn trẻ chưa chịu rụng khiến mẹ chạy ngược chạy xuôi lo lắng. Vậy rốn chưa rụng, chảy dịch nguy hiểm như thế nào đến sự phát triển và an toàn của trẻ.

Rốn chưa rụng có thể là do từng cơ địa từng trẻ nhưng nếu quá lâu mẹ nên cho đi bác sĩ kiểm tra nhé. Không nên tự ý bôi hay kéo dây rốn bé để không làm tổn thương vùng rốn trẻ.

Khi thấy rốn trẻ có hiện tượng chảy dịch hay mưng mủ thì lúc đó chính là do vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể trẻ gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ.

Khi rốn trẻ có hiện tượng chảy dịch, đó là hiện tượng bình thường mà trẻ nào cũng gặp phải, mẹ cần thay băng và lau vệ sinh vùng rốn thường xuyên để giảm khả năng nhiễm trùng rốn ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết vùng rốn trẻ bị chảy dịch, nhiễm trùng

Vùng rốn trẻ bị ửng đỏ viêm loét gây cảm giác đau rát làm bé luôn khó chịu, hay vặn mình, ngủ không sâu giấc và giật mình thường xuyên.

Khi nhìn kỹ vào phần rốn bé sẽ thấy có những dịch màu trắng đục hoặc vàng trong rốn bé. Đây là những yếu tố tạo điều kiện cho các vi khuẩn và siêu vi trùng tấn công gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé.

Thân nhiệt của bé cao hơn mức bình thường khoảng 38,5-40 độ C, bé bỏ bú và quấy khóc, hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn.

Nếu thấy rốn trẻ bị lồi thì đó là hiện tượng bình thường do trẻ vặn mình nhiều không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Lớn lên rốn sẽ từ từ xẹp xuống.

3. Biện pháp khắc phục

Thời gian đầu rốn trẻ chưa rụng mẹ cần vệ sinh vùng rốn hàng ngày để rốn bé tránh bị nhiễm khuẩn từ môi trường ngoài, mẹ nên dùng cồn 70 độ để lau rốn cho trẻ giúp sát trùng.

Thường xuyên kiểm tra rốn trẻ xem có hiện tượng gì lạ hay không, nếu phát hiện bất thường như có dịch mủ và viêm loét thì cần đưa bé đi khám liền để khắc phục sớm, tránh để lâu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trẻ.

Nếu thấy rốn trẻ chưa rụng, khi tắm trẻ mẹ cần lưu ý không để nước chạm vào vùng rốn để đảm bảo vùng rốn không bị các vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.

 

Khi thấy vùng rốn trẻ có hiện tượng chảy máu, có dịch và có mùi hôi thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chăm sóc và điều trị.

4. Cách chăm sóc vùng rốn của trẻ

Không sử dụng bông gòn để lau rốn cho trẻ, chỉ nên xài tăm bông nhỏ hoặc các loại giấy sạch dùng 1 lần để dễ lau vùng rốn để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu bé mặc bỉm cần lưu ý không được đè lên vùng rốn của trẻ, lau rửa rốn bé rồi sử dụng băng gạc dùng hàng ngày để rốn bé luôn trong tình trạng sạc sẽ.

Trên đây là những thông tin bổ ích cho mẹ về vấn đề trẻ chào đời rốn chưa rụng, chảy dịch nguy hiểm ra sao. Hy vọng sẽ giúp các mẹ chăm sóc con mình một cách tốt và hoàn hảo nhất. Chúc các mẹ và bé vui vẻ, khỏe mạnh!