Quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Làm mẹ là một công việc vĩ đại, bất cứ thay đổi gì của trẻ cũng làm cho người mẹ cảm thấy bất an và lo lắng.
Để hoàn chỉnh cơ thể non yếu của mình các trẻ bắt đầu bước vào từng giai đoạn, lật , trườn, bò,cầm, nắm, mọc răng và biết đi biết nói.
Thế nên quá trình quá trình nào cũng quan trọng đối với trẻ và mẹ. Nhất là việc mọc răng của trẻ. Là cả quá trình để mẹ tập cho bé thích nghi với các đồ ăn thức uống cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
1. Giai đoạn mọc răng của trẻ
Từ 6 tháng tuổi các trẻ đã bắt đầu nhú răng cửa. Có trẻ có thể muộn hơn như đa phần đều trong thời điểm 6-8 tháng trẻ sẽ mọc hai răng cửa ở hàm dưới, mẹ không cần phải lo lắng nếu trẻ mọc lần 2 cái nhé, bởi đấy là điều bình thường, có trẻ mọc 1 cái có trẻ mọc 2 cái cùng lúc.
Từ 8 đến 13 tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc 2 răng cửa trên cũng như răng cửa dưới, trong giai đoạn này trẻ sẽ mọc lần lượt hoặc cùng lúc 2 cái.
Từ 11 đến 14 tháng khi đã lên đầy đủ 4 răng cửa, trẻ bắt đầu mọc 4 răng hàm sữa tương tự như các răng của có thể lên cùng lúc nhiều cái hay lên từng cái tùy thuộc vào mỗi trẻ.
Từ 15 đến 18 tháng trẻ bắt đầu nhú lên 4 chiếc răng nanh sữa, những chiếc răng này mọc giữa răng hàm và răng cửa, nhằm hoàn thiện bộ răng của trẻ trong quá trình ăn dặm của trẻ.
Từ 2 tuổi đến 3 tuổi trẻ sẽ hoàn thiện đầy đủ 4 chiếc răng hàm còn lại. khi mọc đầy đủ răng hàm thì trẻ đã có thể ăn uống được như một người lớn bình thường.
2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
Chảy nước dãi
Là dấu hiệu đầu tiên mà mẹ có thể nhìn thấy ở trẻ, việc tiết ra nhiều nước dãi là do quá trình kích thích của dây thần kinh ở chân răng làm cho nước bọt được thai ra nhiều và chảy tràn ra ngoài miệng trẻ.
Sốt do quá trình mọc răng
Do quá trình răng nhú lên đẩy các tế bào thịt bao bọc bên phía trên khiến trẻ đau nhức khó chịu.
Khi đó các tế bào vi khuẩn xấu xâm nhập vào cơ thể bé nhanh,làm cho các phản ứng giữa các sinh vật lợi và hại trong cơ thể đẩy nhau ra ngoài dẫn đến sốt,
Có trẻ sốt cao và số nhẹ tùy vào cơ địa của mỗi trẻ nên các mẹ cần lưu ý.
Quấy khóc bỏ bú
Mọc răng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đau lợi làm cho trẻ không có cảm giác đói, thèm ăn.
Thêm vào đó trẻ còn quấy khóc,bứt rứt, cữ bú của trẻ thưa dần và có một số trẻ bỏ bú.
Có hiện tượng nhai cắn các vật
Khi răng nhú lên trẻ có cảm giác ngứa ngáy nên trẻ thường tìm tới các vật dụng có thể cắn được để giải tỏa cảm giác này.
Việc này không ảnh hưởng gì tới quá trình mọc răng của trẻ tuy nhiên ko nên cho trẻ cắn các đồ vật bị vướng bẩn.đồ vật nhỏ dễ làm trẻ bị hóc nếu vô tình lọt vào.
3. Mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng
Quá trình mọc răng của trẻ cần rất nhiều sự hỗ trợ của mẹ.
Khi thấy trẻ sốt mẹ có thể chườm lá cho trẻ để hạ nhiệt, sử dụng các biện pháp dân gian như rơ lá hẹ cho trẻ trước 3 tháng tuổi, cho trẻ uống thêm nước lá tía tô, tuy nhiên nếu trẻ sốt quá cao các mẹ nên đưa tới các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mẹ có thể chuẩn bị cho bé các núm nhai giúp trẻ bớt khó chịu ngứa ngáy, thêm vào đó các mẹ nên vệ sinh tay bé sạch sẽ vì có thể bé sẻ bỏ tay vào miệng bất cứ lúc nào.
Có thể mát xa nhẹ vùng nướu cho bé cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
Để đảm bảo ăn uống của trẻ, mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về bé, để bé có được cảm giác an tâm thoải mái nhất và sẵn sàng với các cữ bú mà không phải khó chịu
Như vậy bài này đã trình bày các vấn đề về quá trình mọc răng của bé giúp các bà mẹ có thêm kiến thức củng cố thêm về kiến thức nuôi con khỏe dạy con ngoan của mình.