Những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm
Những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non ở giai đoạn này được xem là thời điểm khá quan trọng và được bố mẹ quan tâm nhiều hơn.
Đối với trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi thường được gọi là độ tuổi mẫu giáo. Và ở mỗi độ tuổi thì sự phát triển về thể chất cũng khác nhau. Và thể chất ở mỗi độ tuổi mầm non cũng phát triển khác nhau nên cha mẹ đặc biệt quan tâm, để bé được phát triển một cách toàn diện.
I. Những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non
Trẻ mẫu giáo thường có những bước phát triển nhanh và thể hiện sự thích thú với môi trường xung quanh. Trẻ thích sờ, nếm, ngửi, cầm nắm và nghịch với các đồ vật. Bằng cách chơi đùa và thử nghiệm trực tiếp với các vật thể mới, trẻ mẫu giáo được học rất nhiều từ những thử nghiệm này.
Nhờ vậy mà các kỹ năng khác phát triển cũng rất nhanh như ngôn ngữ, thể chất, vận động, tuy nhiên trẻ cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cảm nghĩ và các mối quan hệ xung quanh.
1. Những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non
Những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non qua những đặc điểm sau:
Về cân nặng
Mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng từ 100g-150g, đến 6 tuổi cân nặng bình thường từ 18kg-20 kg.
Về chiều cao
Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn có vẻ gầy ốm hơn. Chiều cao mỗi tháng từ 1cm-1,5cm , đến 6 tuổi trẻ cao từ 105 cm – 115 cm.
Về hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa trẻ lúc này đã hoàn thiện nhưng cũng tránh một số thức ăn khiến cho dạ dày bị tổn thương như đồ cay hoặc đồ ăn quá nóng. Trẻ lúc này đã mọc đủ răng hàm và trẻ cũng bắt đầu dần thay răng.
Về các vận động của trẻ
Các vận động của trẻ giai đoạn này hầu như đã hoàn thiện. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân hoặc làm các động tác như chơi đá cầu, leo trèo.
Các ngón tay của trẻ có thể hoạt động tự do mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên trẻ có thể cầm bút viết hay vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác hơn nữa.
II. Các trò chơi vận động giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ mầm non
Các trò chơi vận động sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ mầm non qua các hoạt động sau.
1. Vận động bằng trò chơi giữ thăng bằng
Phần trọng tâm cơ thể để giữ thăng bằng của trẻ mẫu giáo thường nằm ở phần trên thân, do phần thân dưới chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ, chính vì vậy các trẻ thường rất dễ bị ngã và khó giữ thăng bằng.
Các hoạt động như nhảy lò cò hoặc đứng thăng bằng bằng một chân giúp trẻ làm quen với việc giữ thăng bằng.
2. Rèn luyện thường xuyên các cơ toàn thân
Những hoạt động của trẻ thường ngày cần các kỹ năng điều khiển các cơ nhỏ gồm: luyện viết chữ, vẽ hình chơi, tập các động tác như đi giày.
Đối với các rèn luyện này cũng không dễ đối với trẻ mầm non, vì vậy nên cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của cơ thể sẽ tốt hơn rất nhiều việc bắt các bé ngồi yên. Cách tốt nhất là kết hợp các vận động cơ thể đòi hỏi các kỹ năng điều khiển các cơ vào các hoạt động ngoại khóa.
3. Vận động các cơ bắp qua các trò chơi
Ở độ tuổi này, các cơ bắp của trẻ thường phát triển nhanh hơn so với cơ khác vì các bé ở độ tuổi này thường hay vận động chạy nhảy và hoạt động nhiều các trò chơi về phát triển cơ bắp. Với các trò chơi dùng sức nhiều này dạy trẻ làm chủ cách di chuyển cơ thể nhanh nhẹn trong các môi trường hoạt động và những người xung quanh trẻ.
Ngoài các hoạt động được chuẩn bị sẵn giúp ích rất nhiều cho trẻ, tuy nhiên trẻ chưa nắm được các quy tắc khi chơi vì vậy chúng ta nên hướng dẫn trẻ một cách từ từ để trẻ được chơi thoải mái.
Qua bài viết trên những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non được xem là vẹn toàn nhất. Cha mẹ nên quan sát mọi hoạt động và chăm sóc, bảo vệ cho con ở trong độ tuổi này một cách kỹ hơn, vì đây là giai đoạn con tiếp xúc với môi trường xung quanh là cửa ngõ bước vào cuộc đời con sau này.