Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc da bé sơ sinh bị bong tróc an toàn nhất
Hiện tượng da bong tróc là những vấn đề bình thường ở trẻ, hầu như những điều xảy ra đối với bé đều luôn khiến các bậc lo lắng. Vậy cách chăm sóc cho da bé sơ sinh bị bong tróc như thế nào để an toàn và hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Hiện tượng da trẻ bị bong tróc là gì?
Những tuần đầu sau khi sinh, da trẻ thường có dấu hiệu khô và nhìn thấy những mảng trắng xuất hiện, vì da bé mới sinh mỏng như tờ giấy, dễ mẫn cảm với với môi trường bên ngoài.
Trong những tuần đầu chào đời, trẻ sơ sinh thường có rất nhiều thay đổi đó là từ các bộ phận cơ thể trẻ như da trẻ bị bong tróc, hay tóc của bé của trẻ thay đổi màu sắc,... Những hiện tượng này là những điều bình thường ở trẻ nên mẹ không cần phải lo lắng. Những bộ phận dễ bong tróc nhất là tay, chân trẻ.
Đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng thì tình trạng bong tróc da xảy ra hơn những đứa trẻ hơn 40 tuần mới chào đời, và hiện tượng này sẽ tự hết theo thời gian nên mẹ không nên quá lo lắng.
2. Nguyên nhân khiến da trẻ bị bong tróc
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề bong tróc da ở trẻ, để hiểu hơn về vấn đề này mời các mẹ cùng tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
Trẻ bị chàm
Hầu hết từ khi chào đời làn da bé còn quá mỏng nên chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài, vì vậy tay chân trẻ hay xuất hiện các vết bong tróc. Tùy vào việc mẹ sinh con sớm hay muộn mà mức độ trẻ bị chàm khác nhau.
Bệnh chàm ở trẻ thường xuất hiện khi trên người trẻ có các dấu hiệu như da mẩn đỏ, ngứa, và có thể là chảy máu ngoài da.
Hiện nay chưa phát hiện ra nguyên nhân cụ thể nhưng bệnh chàm này chủ yếu là do di truyền. Nếu ở bố mẹ trẻ có người mắc bệnh này thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị chàm cao hơn.
Bệnh vảy cá ở trẻ
Để xác định trẻ có bị bệnh này hay không thì gia đình nên cho bé làm các xét nghiệm và sàng lọc sau khi sinh để phát hiện sớm bệnh. Trẻ bị vảy cá là hiện tượng da trẻ xuất hiện các vết bong như vảy cá gây khó chịu, đau rát cho làn da trẻ.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh vảy cá nhưng mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để bôi cho trẻ giúp cho da trẻ dễ thở hơn, giảm hiện tượng bong tróc.
3. Các biện pháp chăm sóc da cho trẻ bị bong tróc tại nhà hiệu quả
Dù chưa có thuốc chữa căn bệnh này nhưng mẹ có thể chăm sóc bé kỹ càng để giảm các bệnh của trẻ. Cách phương pháp đơn giản dưới đây.
Tắm và giữ ẩm cho da
Việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ đúng cách cũng là việc giúp cho trẻ giảm tình trạng bong tróc. Mẹ không nên dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ vì sẽ khiến da bạn nhanh khô.
Mẹ nên sử dụng các loại dầu gội và sữa tắm cho trẻ phù hợp để tắm bé, nhưng nếu gây ra dị ứng cho trẻ mẹ nên ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Sau khi tắm xong mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm kem dưỡng ẩm giúp tạo ra độ ẩm cho da bé và để bé có làn da mịn màng.
Dùng xà phòng giặt quần áo
Vì da bé dễ kích ứng với những yếu tố của môi trường nên mẹ cần giặt đồ trẻ bằng những loại có tính chất tẩy rửa thấp hơn, xong phơi khô ở những nơi có ánh nắng đê quần áo trẻ được sạch sẽ và khô thoáng.
Thời gian tắm cho trẻ
Vì trẻ sơ sinh còn yếu, làn da mỏng manh nên khi tắm mẹ cần chú ý thời gian tắm bé ít hơn, không nên lấy tay kỳ mạnh vào các bộ phận tay, chân, cơ thể trẻ vì dễ gây các hiện tượng bong tróc và trầy xước da trẻ.
Giữ da luôn mát mẻ
Mẹ nên cho bé mặc những quần áo thoáng khí, các loại đồ bằng vải dễ thấm mồ hôi để bé được sạch sẽ và khô thoáng. Không nên cho trẻ mặc các loại đồ dày khi thời tiết nóng.
Tránh các loại có tính chất tẩy rửa mạnh
Vì da trẻ mỏng manh như tờ giấy, dễ kích ứng da nên mẹ cần hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, nước hoa, dầu thơm để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của trẻ.
Quần áo của trẻ nên được giặt riêng và dùng các loại nước giặt dành cho em bé thay vì nước loại bột giặt bình thường.
Qua bài viết trên hy vọng sẽ mang lại cho các mẹ những thông tin bổ ích trong cách chăm sóc da trẻ sơ sinh khi bị bong tróc an toàn và hiệu quả. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!