Hướng dẫn ăn dặm cho bé trong giai đoạn đầu đời

By

Hướng dẫn ăn dặm cho bé là điều cần thiết cơ bản khi các mẹ khi con chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới.

 Các mẹ thắc mắc không biết nên cho con ăn dặm ở thời điểm nào là phù hợp, ăn dặm như thế nào để đúng cách hợp lí. nên cho trẻ ăn thực phẩm nào và thực phẩm nào không nên ăn dặm. Chúng ta tìm hiểu trong một số thông tin chia sẻ dưới đây để được hiểu rõ hơn về cách ăn dặm cho bé trong giai đoạn đầu đời.

I. Giai đoạn bé ăn dặm

Khi cơ thể bé không ngừng phát triển, ngoài sữa mẹ cơ thể trẻ bắt đầu thích nghi dần với việc hấp thụ thêm một số thực phẩm khác, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của trẻ ngày tăng cao.

 Do đó việc ăn dặm sẽ giúp cho trẻ có thêm năng lượng để đáp ứng cho sự vận động của cơ thể ở những giai đoạn tiếp theo. Nhưng vấn đề về ăn dặm như thế nào cho đúng cách thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ và việc hướng dẫn ăn dặm cho bé vô cùng quan trọng.

1. Thời điểm và dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm

Ăn dặm là đánh dấu mốc quan trọng của giai đoạn trẻ hấp thụ các dưỡng chất ngoài sữa mẹ, để bổ sung thêm các dưỡng chất trong quá trình phát triển. 

Theo chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng thì giai đoạn thích hợp cho trẻ ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này các hệ cơ quan trong cơ thể đã phát triển, đặc biệt hệ tiêu hóa đã phát triển hoàn chỉnh, đủ khác năng hấp thụ các dưỡng chất ngoài sữa mẹ. 

Tuy nhiên một số các bà mẹ ít sữa hoặc không đủ sữa cho trẻ bú khiến trẻ không đủ chất dinh dưỡng nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 4 trở đi. Việc này dẫn đến khiến trẻ không kịp thích nghi dẫn đến một số bệnh về đường ruột, tiêu hóa. 

Các mẹ có thể nhận biết trẻ có nhu cầu ăn dặm qua một số biểu hiện sau:

Thường xuyên khóc đêm và đòi bú mẹ.

Thường xuyên có nhu cầu bú mẹ.

Cảm thấy thích thú khi nhìn thấy thức ăn hay chóp chép.

Hay mút ngón tay.

Bé có thể ngồi và ngẩng đầu.

Xuất hiện những biểu hiện tò mò về các vật xung quanh.

2. Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn đúng cách

Chia nhỏ bữa ăn của trẻ với những loại thức ăn mềm, đa dạng thành phần và dễ tiêu. Nên tránh các loại thức ăn nguyên hạt, thô sơ, khó hấp thụ. 

Các mẹ nên lựa chọn các nguồn thực phẩm khác nhau để bữa ăn của trẻ được đa dạng, thay đổi tạo cảm giác bữa ăn mới cho trẻ khiến cho trẻ thích thú mỗi khi ăn, tránh gây cảm giác biếng ăn ở trẻ đồng thời nên chọn những loại thực phẩm trẻ thích ăn để kích thích sự ngon miệng.

 Có những trẻ ăn chậm, chậm tăng cân hoặc sức ăn kém, sụt cân các nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Ngoài ra các mẹ cũng nên tập cho con uống nước đun sôi để nguội, các loại nước ép từ hoa quả và cho bé ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

3. Những loại thực phẩm nên cho bé ăn dặm

Những thực phẩm thuộc nhóm chất bột đường như yến mạch, khoai gạo. là những thực phẩm cung cấp nguồn tinh bột thiết yếu cho nhu cầu phát triển của trẻ. Nhất là trong bột yến mạch có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ít gây dị ứng rất an toàn cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó còn có những thực phẩm thuộc nhóm chất đạm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể phục hồi và tăng trưởng của tế bào.

Tuy nhiên cũng nên ăn nhiều các thực phẩm nhóm đạm dễ dẫn đến những phản ứng tiêu cực đối với cơ thể của trẻ. Thực phẩm đạm tốt nhất có trong động vật và thực vật có trong bột ăn dặm.

Ngoài ra các mẹ bổ sung các thực phẩm có trong rau củ, trái cây để bổ sung chất xơ, khoáng chất các vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ như bánh ăn dặm. Các mẹ cũng nên sơ chế rau củ đúng cách, không nên dùng thực phẩm trữ quá lâu mất đi dinh dưỡng và có các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Các loại trái cây để ăn dặm như bơ, chuối, bí đỏ.

Nên bổ sung các loại  chất béo trong bột ăn dặm của trẻ.

4. Những loại thực phẩm không nên dùng cho trẻ ăn dặm

Các mẹ nên dùng sữa tươi hoặc sữa công thức, không nên dùng sữa tươi để thay thế. 

Không nên dùng các loại hạt còn nguyên hạt  như nho, điều, hạnh nhân sẽ khiến trẻ bị hóc, nghẹn gây ảnh hưởng đến hô hấp hoặc ngạt thở.

Cũng không nên cho trẻ ăn mật ong trong giai đoạn này vì có thể gây ngộ độc. 

Với hướng dẫn ăn dặm cho bé các mẹ có thêm kiến thức bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ, lựa chọn những loại thực phẩm nên ăn và tránh các loại không nên ăn trong giai đoạn đầu của trẻ. Các mẹ cũng nên lưu ý cách sử dụng cho trẻ và quan sát các biểu hiện để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Cũng lưu ý cách chế biến và bảo quản thức ăn để có thể hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng.