Dấu hiệu ung thư máu và cách phòng bệnh
Bệnh ung thư máu là căn bệnh ung thư ác tính rất khó để phát hiện và điều trị kịp thời.
Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng hơn 300.000 ca mắc bệnh mới và gần 220.000 người chết vì căn bệnh ung thư này.
Vậy nên, ngay từ lúc này, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh ung thư máu này để có cách phòng tránh và chữa trị kịp thời.
1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu
Căn bệnh ung thư máu gây ra là do lượng bạch cầu tăng nhanh đột biến trong một thời gian ngắn. Bạch cầu vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên khi lượng bạch cầu gia tăng đột biến quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và làm người bệnh bị thiếu máu và có thể nguy cơ tử vong.
Đây là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u hay ung bướu.
Việc điều trị bệnh ung thư này gặp nhiều khó khăn. Bệnh này thường gặp ở những người bị nhiễm chất phóng xạ, bị hội chứng Down, do virus hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm.
2. Các dấu hiệu ung thư máu
Các triệu chứng, dấu hiệu của ung thư máu thường khó phát hiện và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Chính vì vậy, đừng chủ quan và thờ ơ mà bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy được các dấu hiệu sau đây:
Xuất hiện đốm đỏ trên da
Nếu trên da xuất hiện những đốm đỏ nhỏ trong một thời gian ngắn và phát triển khá nhanh thì đó là dấu hiệu của việc tiểu cầu bị giảm đột ngột. Tiểu cầu có chứng năng ngăn chặn việc đông máu và chảy máu. Thế nên tiểu cầu giảm thì sẽ làm da của bạn sẽ nhợt nhạt, trắng bệch, thiếu sức sống.
Đau các khớp, xương
Điều này xảy ra khi lượng bạch cầu được gia tăng nhiều tại tủy xương gây ra hiện tượng chèn ép làm đau nhức các khớp xương.
Thường xuyên bị sốt, nhức đầu
Đó là biểu hiện của lượng bạch cầu bị gia tăng đột biến nhiều nhưng nó lại không ngăn chặn được những vi khuẩn có hại. Điều này làm sức đề kháng bị yếu dần, dễ bị cảm, viêm nhiễm và những cơn đau đầu dữ dội sẽ kéo dài liên tục do tình trạng thiếu oxy và thiếu máu lên não.
Sưng hạch, bạch huyết và chảy máu cam
Trên cơ thể người bị bệnh sẽ xuất hiện nhiều cục hạch sưng to, và người bệnh cũng thường xuyên bị chảy máu cam. Nếu hiện tượng chảy máu máu cam kéo dài thì bạn cần đến bệnh viện lớn để được điều trị.
Mệt mỏi, khó thở
Khi bạch cầu tăng cao, sẽ khiến người bệnh cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, xanh xao và khó thở kéo dài vì không cung cấp đủ oxy trong máu.
Dễ bị nhiễm trùng
Tình trạng này xảy ra là do lượng bạch cầu trong máu không bình thường sản sinh ra nhiều.
Hay bị chảy máu răng, dễ bầm
Biểu hiện này là do khả năng đông máu bị giảm xuống, khiến cho việc cầm máu trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, nếu là bệnh nhân nữ sẽ có biểu hiện thường hay ra mồ hôi về đêm
3. Các cách phòng bệnh ung thư máu
Để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này, các bạn hãy chú ý một số vấn đề như sau:
Hạn chế tối đa để cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây độc hại như các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất hóa học, chất phóng xạ...
Trong trường hợp phải bắt buộc tiếp xúc thì bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các bước sử dụng những loại hóa chất ấy. Ngoài ra, bạn cần phải sử dụng các dụng cụ bảo vệ lao động đúng quy định như: đeo găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ... để có thể hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất.
Trong sinh hoạt hàng ngày, các sản phẩm như nước rửa chén, xà phòng, nước lau nhà, mỹ phẩm..., bạn nên chọn lực những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường và cơ thể và nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều hoá chất càng tốt.
Tập thể dục thể thao đều đặn thường xuyên sẽ giúp có một cơ thể khoẻ mạnh để giúp bạn phòng tránh được các căn bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó bao gồm cả ung thư máu.
Bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, như bổ sung thêm nhiều rau củ quả, trái cây, hạn chế tối đa ăn các loại chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá để phòng tránh bệnh tật và các căn bệnh ung thư được hiệu quả nhất.
Tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể
Bạn có thể tăng cường miễn dịch hàng ngày bằng cách thường xuyên ăn những loại thức ăn có tác dụng tăng cường miễn dịch như các loại quả có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt..., ăn đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích tủy xương sản xuất ra các tế bào miễn dịch.
Ngoài ra, bạn nên ăn các loại nấm như nấm đông cô, nấm thái dương, nấm vân chi, nấm hương... những loại nấm này có chứa hàm lượng Beta glucan cao giúp kích thích sự hoạt động của các tế bào của hệ miễn dịch.
Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe
Bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để giúp bạn có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời ung thư máu ngay ở giai đoạn đầu. Từ đó, các bác sĩ sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời để không cho các tế bào ung thư có thể phát triển và lây lan.
Căn bệnh ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị, vậy nên nếu bạn có hiểu biết và có các phương pháp phòng ngừa căn bệnh này thì sẽ giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!