Dấu hiệu ung thư dạ dày và cách phòng bệnh
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày là rất cao. Nếu không quan tâm phòng tránh và chữa trị kịp thời, thì sẽ để lại những hậu quả rất đáng tiếc, đặc biệt là ảnh hưởng đến tính mạng.
Để giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra các dấu hiệu ung thư dạ dày và cách phòng bệnh này nhé!.
1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư dạ dày
Với diễn biến nguy hiểm của căn bệnh ung thư dạ dày hiện nay, việc nhận biết các dấu hiệu ung thư dạ dày và cách phòng bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, thế đâu là những nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người, vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trước nhé!
Chế độ ăn uống
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư dạ dày. Việc thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều muối, các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn khiến cho lượng muối đưa vào cơ thể là quá nhiều làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, ăn mặn nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và ung thư dạ dày do muối gây kích thích hoạt động của vi khuẩn HP, gây viêm loét dạ dày.
Thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn cũng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do không kịp tiết ra lượng dịch vị đầy đủ để kịp tiêu hóa thức ăn làm chúng bị ứ đọng, gây ra trào ngược axit, viêm loét và lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
Uống rượu bia
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ung thư dạ dày, qua con đường làm tổn thương gen và những tính chất cộng dồn các yếu tố khác của rượu bia để gây ra ung thư dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn HP
Loại vi khuẩn này rất dễ lây lan qua đường ăn uống, sử dụng chung bát, đũa, ly, chén...
Vậy nên, việc thường xuyên ăn uống tại các quán xá lề đường hay ăn uống tại những nơi không đảm bảo vệ sinh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh cũng là những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.
Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ
Chính vì sự thờ ơ, chủ quan đối với sức khỏe của mình mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày khi được phát hiện đã ở giai đoạn muộn. Chúng ta nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, vì đây là cách duy nhất để phát hiện bệnh sớm hoặc nếu được phát hiện ra sớm thì sẽ có phương pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh chuyển thành ung thư.
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày là khá cao. Vậy nên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh, hãy thường xuyên đi kiểm tra sức định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh một cách kịp thời nhất.
Người bị viêm dạ dày mạn tính
Những người bị viêm dạ dày mãn tính thường có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư dạ dày do các vết viêm, loét sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị và phòng ngừa kịp thời.
Thiếu máu ác tính
Theo khảo sát của các bác sĩ, một trong những nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày chính là thiếu máu ác tính.
Do nhóm máu
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nhóm máu cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh. Đối với bệnh ung thư dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa nói thì nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, nguyên nhân là do cấu tạo màng tế bào nhóm máu O làm hấp dẫn các vi khuẩn HP gây ra tổn thương cho dạ dày.
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá chứa hàm lượng lớn nicotin. Đây là chất độc phá hủy hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Khi người bệnh hít khói thuốc, chất cortisol được sản sinh ra nhiều làm viêm loét dạ dày.
Hút thuốc lá còn làm ngăn chặn quá trình tiết chất nhầy của dạ dày và sự lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc lá cũng làm giảm đi tác dụng điều trị của các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Môi trường sống ô nhiễm
Sống trong môi trường nhiều khói bụi, mất vệ sinh... cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày
Tuổi tác và giới tính
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi trung niên cao hơn hẳn so với người trẻ tuổi và đàn ông thường có nguy cơ mắc căn bệnh này cao gấp hai lần so với phụ nữ.
Từng phẫu thuật dạ dày
Những người đã từng phẫu thuật dạ dày thường có nguy cơ cao hơn hẳn so với nhiều người khác về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày. Vậy nên, đối với những người đã từng phẫu thuật dạ dày nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện và ngăn chặn bệnh.
2. Các dấu hiệu ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày có thể dễ dàng phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, thậm chí có thể lây lan ra các cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, đừng nên chủ quan với những dấu hiệu như chướng bụng, ăn không ngon... vì có thể đó là những triệu chứng cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Sau đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày mà bạn cần chú ý đến:
Sụt cân
Đây là triệu chứng cơ bản khi mắc căn bệnh này. Khi bệnh bước sang giai đoạn phát triển nặng hơn, tình trạng sụt cân sẽ xảy ra nhanh chóng, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng
Biểu hiện đó là cảm giác đầy tức vùng bụng trên rốn và cảm giác mệt mỏi. Hầu hết các trường hợp đều sụt cân và đau vùng trên rốn.
Triệu chứng đau bụng thường rất giống dấu hiệu của loét dạ dày nên người bệnh thường chủ quan, xem nhẹ và đến lúc đi khám thì đã quá muộn.
Nếu như trước kia những cơn đau thường xuất hiện theo quy luật như đói cũng đau, no cũng đau thì nay, thấy đau bất cứ lúc nào, không theo quy luật nào thì đó có thể là dấu hiệu bệnh đã phát triển thành ung thư dạ dày.
Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt
Theo khảo sát, biểu hiện này xảy ra đối với khoảng 68% số người mắc bệnh.
Chán ăn
Đi kèm với triệu chứng này là cảm giác bị khó nuốt, thức ăn bị nghẹn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn
Sau khi ăn, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng, thấy khó chịu và buồn nôn
Nôn ra máu
Nếu hiện tượng nôn ra máu xuất hiện thường xuyên thì khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày là rất có thể.
Đi ngoài phân đen
Dấu hiệu này cho thấy người bị bệnh viêm loét dạ dày có thể đã chuyển hóa thành ung thư dạ dày.
3. Các cách phòng bệnh ung thư dạ dày
Chỉ cần bạn chịu khó thay đổi những thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày là cũng đã góp phần phòng chống và ngăn chặn căn bệnh ung thư dạ dày.
Và sau đây sẽ là các cách để phòng chống bệnh ung thư dạ dày:
Hạn chế ăn đồ ăn mặn : Vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp nên khi vào dạ dày sẽ tạo thành các chất cực độc gây nên ung thư.
Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Trong quá trình chế biến các thức ăn này sẽ chứa rất nhiều chất độc gây ra ung thư.
Bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Nếu lạm dụng thói quen này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư chứ không riêng gì ung thư dạ dày.
Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, E.
Và nên có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý và điều độ.
Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn góp phần vào phòng chống và ngăn ngừa căn bệnh ung thư dạ dày. Đồng thời, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh kịp thời và có biện pháp điều trị sớm và hiệu quả nhất.
Chúc các bạn sức khỏe!.