Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau khi sinh & hướng điều trị

By

Hiện nay bệnh trầm cảm sau sinh là một bệnh thường gặp, đây là một căn bệnh khá nguy hiểm đối với các mẹ sau sinh. Căn bệnh này thường xảy ra đối với những bà mẹ hay suy nghĩ, lo lắng, có nhiều chuyện buồn vì vậy khi có dấu hiệu bệnh này ta cần đi thăm khám và chữa trị ngay.

1. Bệnh trầm cảm sau sinh là gì

Thường sau khi sinh nở, cảm xúc của các bà mẹ bị xáo trộn, Khi nhìn em bé được sinh ra an toàn ta có tâm trạng vui mừng, háo hức, nhưng đôi khi lại xen lẫn sự buồn bã khóc lóc. Những điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các bà mẹ cũng như đối với trẻ.

Tóm lại trầm cảm sau sinh là tâm trạng luôn tỏ ra mệt mỏi, hay suy nghĩ lung tung, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng. Bệnh có thể bị nặng, nhẹ, vừa khác nhau có thể kéo dài và khó chữa trị cho nên nếu phát hiện mình bị bệnh thì nên đi thăm khám để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

Chưa có một nghiên cứu nào đưa ra rõ về nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh.

Thường trầm cảm sau sinh là do những thay đổi sau đây:

Có thể là những thay đổi về cảm xúc và tình cảm: Thường sau khi sinh giấc ngủ của các bà mẹ bị ảnh hưởng, nhiều bà mẹ hay suy nghĩ lung tung như là không thể chăm sóc được con yêu, không được xinh đẹp như xưa, mất đi cá tính trước đây, hay lo lắng nhiều thứ dẫn đến bị trầm cảm sau sinh.

Những thay đổi thể chất: Sau sinh các hormone tinh thần, tình cảm giảm sút nên gây ra chứng trầm cảm, sau sinh.

3. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Ta phải phân biệt được dấu hiệu của trầm cảm sau sinh và hội chứng  Baby Blues.

Dấu hiệu nhận biết của hội chứng Baby Blues thường chỉ xuất hiện trong 1 đến 2 tuần mà thôi:

  • Sau khi sinh có cảm giác lâng lâng, hay cáu gắt, lo lắng và buồn bã.

  • Thường khó tập trung, khó ngủ

Dấu hiệu của bệnh sau sinh của các bà mẹ:

  • Thường các mẹ hay ngồi khóc một mình, khóc rất nhiều, tách biệt mình với gia đình và bạn bè, không gắn kết với trẻ được.

  • Cảm thấy mệt mỏi, chán chường, khó ngủ, chán ăn.

  • Lúc nào cũng lo sợ cứ cảm thấy mình tệ không phải người mẹ tốt.

  • Có suy nghĩ đến hại bản thân hay gây hại cho em bé

  • Nhiều khi nghĩ về cái chết, tự sát.

  • Cảm giác mình nhỏ bé, vô dụng không làm một việc gì nên hồn cả.

4. Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm sau sinh

Khi các bà mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh không những gây ảnh hưởng cho mẹ mà ảnh đến cả gia đình và trẻ sơ sinh.

Người bị trầm cảm sau sinh thường bỏ ăn, chán ăn, sức khỏe bị sa sút ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống thường ngày của mình.

Trong một số trường hợp bệnh trở nên nặng mẹ có thể tự sát hoặc có thể tự giết mình.

Người mẹ bị bệnh thường xa lánh con, không gần gũi con, làm cho con thiếu đi tình thương và sự chăm sóc của mẹ.

5. Cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh

Khi bệnh trở nên nặng đi và thường có các biểu hiện sau đây thì cần đến bác sĩ điều trị ngay: Bệnh không giảm mà kéo dài đến 2 tuần, khiến cho mẹ ngày càng xa lánh con, có thể có ý nghĩ xấu là  tự sát và gây hại cho con trẻ.

Một số cách chữa trị chứng trầm cảm sau sinh:

Hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề tâm lý: Thường các bà mẹ sẽ được gặp riêng các bác sĩ và chuyên gia tâm lý để thăm hỏi về tình trạng và sự thay đổi của chính mình

Nếu trường hợp đang nhẹ thì có thể được tư vấn điều trị, nặng thì cần kết hợp sử dụng thuốc

Thuốc chữa trầm cảm sau sinh:  Nếu có dấu hiệu của bệnh nên đến gặp bác sĩ và nêu rõ các triệu chứng của mình ra để bác sĩ tư vấn và lấy thuốc để điều trị.

Hỗ trợ từ người thân: Nếu gia đình có người bị trầm cảm sau sinh thì gia đình cần động viên, tạo không khí thoải mái trong gia đình để người bệnh cảm thấy dễ chịu và giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Vai trò của bản thân: Bên cạnh sử dụng thuốc, hỗ trợ từ người thân thì nỗ lực của bản thân cũng rất quan trọng trong việc điều trị chứng trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ. Hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái, lạc quan, hãy tin tưởng chính mình, cố gắng vượt qua các cơn đau, sự mệt mỏi để bệnh thuyên giảm từ từ.

Bệnh trầm cảm sau sinh là một bệnh khá nghiêm trọng cho nên cần để ý chăm sóc các bà mẹ mới sinh chu đáo, chúc các bạn tiếp thu được những kiến thức bổ ích cho mình.