Cho bé ăn dặm đúng cách và những cột mốc quan trọng về thời gian mẹ cần lưu ý
Khi bé đã đến giai đoạn cần hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ thì mẹ nên cho bé ăn dặm các loại thức ăn từ thịt cá, hoa quả … Bài viết này sẽ giúp mẹ biết rõ hơn về những dấu mốc quan trọng trong quá trình ăn dặm của bé và những điều mẹ nên lưu ý
Những biểu hiện giúp mẹ nhận ra bé đã sẵn sàng để ăn dặm
Trẻ đã có thể ngồi vững, đầu không bị cúi xuống để dễ dàng tiếp nhận thức ăn từ mẹ.
Trẻ có hứng thú với đồ ăn bằng các biểu hiện với tay, hớn hở khi nhìn thấy thức ăn.
Khi mẹ đút cho bé ăn bất cứ thứ gì bé đều sẽ há miệng ra, không giống như giai đoạn bé còn bú mẹ chỉ tiếp nhận ti mẹ.
Giai đoạn này bé đã phân biệt được món ăn nào là món ăn mà mình thích bằng cách từ chối hoặc tiếp nhận đồ ăn đưa tới miệng.
Những cột mốc quan trọng mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm.
Giai đoạn tập cho bé ăn bột
Khi bé đã được 6 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được các loại bột ăn dặm. Khi cho bé ăn các loại bột có sẵn này mẹ nên chú ý lựa chọn các thương hiệu có uy tín, để ý đến hạn sử dụng để giúp bé không bị đau bụng.
Giai đoạn bé tập ăn cháo
Mẹ cần lựa chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với tháng tuổi của bé. Các nguyên liệu cần phải đảm bảo vệ sinh tránh trường hợp bé bị ngộ độc thức ăn và bị tiêu chảy. Để bé được hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng mẹ nên tận dụng triệt để các loại thực phẩm bằng cách xay nhuyễn hoặc ép lấy nước cho bé.
Giai đoạn tập ăn cơm
Khi răng bé mọc gần đầy đủ thì bé đã có thể nhai được thức ăn đặc biệt là cơm. Đối với cơm mẹ nên nấu nhão hơn bình thường, lúc cho bé ăn mẹ hãy măm nhuyễn cơm rồi mới cho bé ăn. Đối với những loại thức ăn từ rau củ thịt cá, mẹ nên hầm nhuyễn hoặc xay nhuyễn để bé dễ nuốt hơn.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Cho bé ăn số lượng thức ăn từ ít đến nhiều
Khi bé mới tập ăn dặm mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều, mẹ nên quan sát một thời gian xem bé có thích thức ăn đó hay không để tăng lượng thức ăn từ từ. Một số trường hợp bé sẽ bị dị ứng với thức ăn đó vì thế lần sau mẹ không nên cho bé ăn lại.
Cho bé làm quen vị ngọt trước mặn sau
Vì bé đã quen với vị ngọt của sữa mẹ cho nên khi mẹ cho bé ăn những thức ăn lạ bé sẽ bị sốc, từ chối món ăn đó vì vậy mẹ nên chú ý chọn những loại bột có vị ngọt gần giống sữa mẹ cho bé ăn dặm.
Bên cạnh đó thận của bé chưa phát triển mạnh vì thế mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn quá mặn, tốt nhất là không nêm nếm thức ăn của bé.
Chế biến món ăn dặm từ loãng đến đặc dần
Những thức ăn loãng trong giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của bé hơn là những thức ăn có dạng đặc. Cho bé làm quen từ những thức ăn lỏng rồi đến đặc dần để cơ thể bé tiếp nhận một cách tự nhiên, giúp bé hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
Không ép bé ăn nếu bé không thích
Khi mẹ cho bé ăn nhưng bé có biểu hiện từ chối như đẩy ra, quấy khóc thì mẹ không nên ép bé ăn nữa. lúc này cơ thể của bé chưa sẵn sàng để tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới vì thế mẹ nên cho bé làm quen dần với việc ăn dặm. Để bé làm quen được với ăn dặm mẹ hãy thật kiên nhẫn nhé.
Cho bé ăn dặm đúng cách từ đầu rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm, để con có được một sức khỏe trọn vẹn nhé.