Cách hô hấp nhân tạo khi bé bị ngạt nước

By

Những năm gần đây, vào những dịp hè, thời tiết nắng nóng thì tỷ lệ trẻ em bị đuối nước ngày càng tăng cao.

Vậy để giảm thiểu những cái chết thương tâm do bị chết đuối, ngoài việc cảnh báo cho trẻ, các bậc cha mẹ nên trang bị thêm cho mình kỹ năng đó là hô hấp nhân tạo khi bé bị ngạt nước.

I. Sơ cứu kịp thời quyết định đến sự sống còn của trẻ

Ngạt nước rất dễ dẫn đến tử vong, nhất là khi trẻ bị chìm dưới nước lâu hoặc là do không biết sơ cứu đúng cách. Trong những trường hợp này, chúng ta cần phải thật sự bình tĩnh, không nên quá hoảng sợ để thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương đến bệnh viện.

Bởi trong khi nạn nhân bị ngưng thở ngưng tim mà không được nhanh chóng hô hấp và ấn tim kịp thời sẽ làm não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, sẽ dễ khiến chết tế bào não và dẫn tới tử vong hoặc di chứng não nặng nề sau này.

Và một kỹ năng cần thiết mà các bố mẹ, người lớn cần nên biết đó là cách hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, để cứu lấy trẻ nhỏ khi bị ngạt nước.

II. Các bước sơ cứu

Sau đây là các bước sơ cứu khi trẻ khi bị ngạt nước mà cha mẹ không nên bỏ qua:

1. Kiểm tra phản ứng

Lắc hoặc vỗ nhẹ vào người trẻ. Kiểm tra xem trẻ có cử động hoặc phản ứng gì không.

2. Nếu trẻ không có phản ứng, tìm kiếm sự cứu giúp ngay

Khi đó, nên hô hoán kêu gọi ai đó gọi xe cấp cứu và tìm kiếm ngay máy trợ tim tự động bên ngoài (AED) nếu điều kiện cho phép. 

3. Cẩn thận đặt đứa trẻ nằm ngửa

Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị chấn thương cột sống, phải có ít nhất hai người di chuyển người của trẻ để ngăn chặn việc đầu và cổ bị xoắn.

4. Làm thông đường hô hấp

Bạn nên nâng cằm đứa trẻ lên bằng một tay. Và đồng thời, dùng tay kia ấn nhẹ xuống trán.

5. Hãy nhìn, lắng nghe, và cảm nhận hơi thở

Hãy để tai của bạn sát gần miệng và mũi của trẻ, rồi theo dõi từng cử động của lồng ngực. Ngoài ra, bạn cảm nhận hơi thở của trẻ bằng cách áp má của bạn.

6. Nếu không thấy trẻ tự thở

Lúc này, bạn dùng miệng của bạn ngậm chặt miệng của trẻ, sau đó bịt kín mũi của trẻ, tiếp đó, nâng cằm và giữ đầu của trẻ hơi ngửa ra rồi thổi 2 lần liên tiếp.

Mỗi lần thổi khoảng một giây, và nếu thổi đúng thì sẽ thấy lồng ngực của trẻ phồng to lên.

7. Thực hiện ép ngực

Bạn đặt một gan bàn tay lên xương ức - ngay dưới núm vú, lưu ý rằng không được để gan bàn tay xuống tận phía cuối của xương ức của trẻ, rồi đặt bàn tay kia của bạn trên trán của trẻ, giữ cho đầu trẻ hơi ngửa lên .

Sau đó, ta ấn lồng ngực của trẻ để nén khoảng 1/3 đến 1/2 chiều cao của ngực

Tiếp tục, ta ép ngực của trẻ khoảng 30 lần. Sau mỗi lần ép, hãy để ngực của trẻ phồng lên hoàn toàn.

 Động tác ép ngực cần phải nhanh, dứt khoát và liên tục. Bạn vừa ép vừa đếm nhanh từ 1 đến 30 thì dừng lại.

8. Thổi ngạt hai lần nữa

Thấy lồng ngực của trẻ căng lên tức là bạn đã thổi đúng cách.

9. Tiếp tục hô hấp nhân tạo 

Ta tiếp tục ép ngực 30 lần, sau đó thổi ngạt 2 lần và sau đó tiếp tục lặp lại trong khoảng 2 phút.

10. Gọi người cấp cứu hoặc 115 ngay

Sau khi bạn đã thực hiện hô hấp nhân tạo trong khoảng 2 phút, nếu đứa trẻ vẫn không có biểu hiện thở, ho, hoặc cử động gì, thì bạn nên gọi người cấp cứu hoặc 115 ngay. Nếu có máy AED cho trẻ em, tiếp tục sử dụng ngay.

11. Tiếp tục bước 9

Bạn tiếp tục lặp lại bước 9 cho đến khi trẻ hồi phục hoặc có người trợ giúp đến.

Nếu đứa trẻ có dấu hiệu tự thở được, nên để trẻ nằm nghỉ. Bạn tiếp tục theo dõi nhịp thở của trẻ cho đến khi người giúp đỡ đến.

III.Các lưu ý để phòng chống tai nạn ngạt nước ở trẻ nhỏ

Đối với các bậc phụ huynh, người lớn cần phải đặc biệt chú ý những điều sau đây để phòng chống và ngăn chặn tai nạn ngạt nước ở trẻ nhỏ:

Không để trẻ tự đi vào những nơi sông suối hay hồ nguy hiểm.

Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, cần đậy kín các vật chứa nước trong nhà.

Tránh để trẻ ăn no  trước khi xuống nước. 

Chỉ đi bơi ở các hồ bơi đảm bảo an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. 

Trẻ em khi bơi phải mang áo phao và được người lớn giám sát. 

Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông.

Ngoài ra, mọi người nên dạy cho trẻ học cách bơi, để có thể giúp trẻ biết bơi và đi bơi trong môi trường an toàn để có thể tránh được những tai nạn đuối nước và ngạt nước đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hy vọng với những các bước sơ cứu trên, các bậc cha mẹ và người lớn đã trang bị thêm cho mình kiến thức để kịp thời ứng biến khi có tai nạn xảy ra cũng như ngăn chặn được những vụ việc tương tự như vậy đối với con em của mình.