Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi như thế nào và một số lưu ý cha mẹ cần biết
Các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, vì giai đoạn này sẽ có nhiều thay đổi hơn so với lúc bé mới chào đời. Lúc này trẻ đã cứng cáp hơn rất nhiều, ngoài tư thế bế bé nằm ngang mẹ cũng có thể bế nghiêng hoặc bế vác.
Tuy nhiên phần lưng và cổ của trẻ vẫn chưa thật vững vàng, nên khi mẹ bế con mẹ nên đỡ phần cổ của trẻ hoặc để trẻ tựa vào vai nếu bế vác hoặc cho trẻ tựa vào ngực để bảo vệ cột sống cho trẻ.
Để tham khảo thêm một số cách bế trẻ sơ sinh mẹ nên biết chúng ta cùng chia sẻ những thông tin dưới đây.
I. Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi và những thói quen ảnh hưởng đến cột sống của trẻ
Để bế trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của trẻ và những thói quen không tốt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi.
1. Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi mà không ảnh hưởng đến bé
Ở thời điểm này, mẹ có thể bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng ở tư thế vác.
Ở trẻ 3 tháng tuổi, đầu bé đã giữ được theo phương thẳng đứng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy mẹ không nên bế bé ở tư thế dựng thẳng lưng bé trong khoảng thời gian quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến cột sống của bé.
Ở tư thế thẳng lưng bé, mẹ có thể cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, cánh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ bé sao cho áp sát vào ngực bạn. Cơ thể mẹ lúc này như một điểm dựa vững cho cổ và lưng của bé, với sự thay đổi nhỏ về tư bế bé như thế này, chắc chắn sẽ khiến bé rất thích.
2. Những thói quen không tốt ảnh hưởng đến cột sống của trẻ
Những thói quen không tốt khi bế trẻ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cột sống của trẻ, nên mẹ chú ý những thói quen sau.
Bế bé nằm thẳng quá sớm
Nếu mẹ thường xuyên bế bé nằm thẳng người khiến xương song bị đè nén sẽ phát triển bị dị dạng.
Nếu bế bé theo kiểu này thì trọng lượng cơ thể phần đầu sẽ dồn hết xuống xương cổ dẫn đến gây tổn thương vùng xương cổ.
Bế bé không rời tay vì sợ bé khóc
Hành động bế và dỗ dành bé mỗi khi khóc, buồn ngủ dần hình thành thói quen ở trẻ nhỏ.
Lúc bé chỉ ngủ khi có người lớn ôm, những hành động như vậy lại ảnh hưởng đến hô hấp, khiến cột sống phát triển lệch thì bé có nguy cơ mắc bệnh gù lưng và cong vẹo cột sống.
Không nên cho bé ngồi quá sớm
Ở giai đoạn này xương của trẻ còn mềm, cơ bắp yếu khiến cho bé không thể chịu được sức vận động quá mức.
Vậy nên việc cho trẻ học cách ngồi sớm ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống dẫn đến trẻ bị dị tật.
3. Một số chú ý khi bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi mà không ảnh hưởng đến trẻ
Trước khi bế trẻ sơ sinh nên rửa tay thật sạch, để bảo vệ trẻ khỏi những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.
Khi bế trẻ không nên bế sóc trẻ hoặc lắc lư quá mạnh vì làm mạnh sẽ ảnh hưởng đến bé khiến bé sợ hãi hoặc bị nôn, trớ.
Khi trẻ quấy khóc mẹ cũng không nên la mắng hay mất bình tĩnh mà cho bé chơi đồ chơi bé thích để thu hút trẻ khiến cho trẻ quên đi mà không khóc nữa. Khi cho trẻ ăn, trẻ ngủ mẹ nên kiểm tra xem bé có bị ẩm ướt về vấn đề vệ sinh hay không.
Cha mẹ cũng không nên bế trẻ quá nhiều, mà hãy để cho trẻ tự nằm chơi nhiều hơn để trẻ không bị bện hơi mẹ.
Trong giai đoạn 3 tháng tuổi, phần cổ của trẻ rất yếu vì vậy khi nâng bé lên hoặc đặt bé nằm, trao tay người bế mẹ nên chú ý dùng tay để đỡ phần đầu và cổ của trẻ.
Các cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuy đỡ hơn giai đoạn đầu, nhưng mẹ cũng nên chú ý đến phần nâng đầu và cổ của bé để tránh những tổn thương đến cột sống của bé. Vì trong giai đoạn này xương trẻ đang phát triển mà chỉ cần một tổn thương nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến bé. Các mẹ nên chú ý đến tư thế của bé để bé phát triển toàn diện mà không bị dị dạng nào.