Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Hiện nay, bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều người đang mắc phải. Bởi thế nên sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng: vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Để cùng nhau đi tìm lời giải đáp, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Để xác định xem bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? thì trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bệnh tiểu đường là gì nhé!
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng hội chứng tăng đường máu do bị mất Insulin hoàn toàn hoặc do sự suy giảm hoạt động của hệ bài tiết và hoạt động của Insulin.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Do nhiều nguyên nhân gây ra nên bệnh được tiểu đường được chia thành 2 loại: Bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh tiểu đường loại 2.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh tiểu đường loại 1 gây ra do sự thiếu hụt insulin nghiêm trọng của cơ thể, khi đó lượng đường trong máu sẽ không thể chuyển hóa đến các tế bào trong cơ thể dẫn đến không thể sản sinh ra năng lượng, lúc này đường trong máu sẽ được đào thải qua nước tiểu.
Sau đây là các nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 1:
Do di truyền
Đây là yếu tố quan trọng, nó sẽ xác định được ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con, nó tạo ra các protein cung cấp cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên, trong đó sẽ có một số biến thể gen tương tác với nhau gây ra bệnh tiểu đường.
Do hệ thống miễn dịch
Trong hệ thống miễn dịch, các tế bào bạch cầu tấn công các tế bào beta, làm cho tuyến tụy suy giảm và làm mất chức năng sản xuất ra insulin, gây ra bệnh tiểu đường.
Do yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố
Đây là những yếu tố gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy làm gây nên bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin cũng như suy giảm khả năng sử dụng insulin.
Có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2 đó là:
Yếu tố di truyền
Gen và các nhóm gen biến thể gây ra các tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Do béo phì và lười vận động
Khi bị béo phì, sẽ mất đi sự cân đối lượng calo và các hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi thu nạp quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể mà lười vận động sẽ gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, sau một thời gian dài tuyến tụy sẽ dần suy yếu và mất đi khả năng sản xuất insulin, gây nên bệnh tiểu đường.
3. Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Khi cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ gấp để thăm khám:
- Người bình thường khỏe mạnh, chế độ ăn uống bình thường nhưng lại liên tục giảm sút cân không rõ nguyên nhân.
- Trong gia đình, có tiền sử người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 40 trở lên.
- Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều hơn.
- Đẻ con quá to, con nặng trên 4kg
- Nhiều lần bị sẩy thai, nước ối quá nhiều, thai chết lưu trong tử cung…
- Có phản ứng hạ đường huyết
- Trên cơ thể có những vết lở loét lâu không lành được.
- Cơ thể béo phì
Để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, bạn nên định kỳ đến bệnh viện kiểm tra đường huyết hoặc bằng máy đo đường huyết cá nhân tại nhà.
4. Vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có, bởi vì đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người, chúng có thể gây ra các biến chứng như:
Biến chứng cấp tính bệnh đái đường do đường huyết tăng, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tử vong.
Biến chứng cấp tính tiểu đường do hạ đường huyết khiến người bệnh bị hôn mê và thậm chí tử vong.
Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường:
Biến chứng tiểu đường xảy ra ở mắt: gây tổn thương mạch máu ở võng mạc và dẫn tới giảm thị lực hoặc mù.
Biến chứng bệnh tiểu đường ở tim và mạch máu: làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Các cục máu đông hình thành và làm gián đoạn lưu lượng máu đến tim và não, gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Biến chứng ở chân: gây nhiều biến chứng trên bàn chân như vết thương không lành, làm tê và đau buốt bàn chân. Nếu bị tổn thương trầm trọng sẽ phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân để giữ tính mạng người bệnh.
Ảnh hưởng ở thận: do thận có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể nên nếu bạn bị tiểu
đường, các mạch máu nhỏ trong thận sẽ bị hư hỏng theo thời gian, làm muối, nước và các chất thải sẽ tích tụ trong máu gây tăng cân và sưng phù, có thể gây ra tăng huyết áp.
Cuối cùng dẫn tới suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận để giữ tính mạng.
Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rõ sự nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường có thể gây ra. Vậy nên, bạn cần nâng cao tinh thần cảnh giác để phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!.