Bé mấy tháng thì mọc răng sữa, 4 tháng mọc răng có sao không?

By

Thông thường trẻ mấy tháng tuổi thì mọc răng sữa, 4 tháng mọc răng có sớm quá không? Mọc răng là một quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, khi mọc răng sữa trẻ thường có dấu hiệu gì thì mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về vấn đề mọc răng ở trẻ.

1. Trẻ bao nhiêu tháng thì mọc răng sữa, trẻ 4 tháng tuổi mọc răng có sớm quá không?

Các trẻ sơ sinh bình thường thì bắt đầu mọc răng sữa ở tháng thứ 6, có những trẻ tới tháng thứ 8 mới có chiếc răng sữa đầu tiên nhưng đến khoảng 12 tháng là trẻ thường có 4 đến 6 chiếc răng sữa và khi trẻ đủ 20-24 tháng là trẻ đủ 20 cái răng sữa với 10 cái ở hàm dưới và 10 cái ở hàm trên.

Quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau, tùy vào sức khỏe và cơ địa của mỗi trẻ,  có 1 số trẻ khi sinh ra có 1-2 chiếc răng sữa , cũng có trẻ mới 4-5 tháng đã bắt đầu nhú răng sữa lên rồi, nhưng cũng có những trẻ 12 tháng mà chưa nhú chiếc răng nào. Cho nên trẻ 4 tháng tuổi mọc răng sữa là chuyện bình thường các mẹ không cần phải lo lắng làm gì.\

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng sữa

Khi trẻ có dấu hiệu mọc răng, trẻ thường hay quấy khóc và mệt mỏi kèm theo các dấu hiệu sau đây:

Sốt cao

Trẻ sốt mọc răng khiến cha mẹ lo lắng không yên thường trẻ bị sốt là do viêm lợi, sưng nướu làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc, ngủ không yên giấc.

Có trẻ khi mọc răng sốt lên tới 40-41 độ C, có những trẻ sốt nhẹ chỉ từ 38-39 độ C, cha mẹ cần chú ý đến con trẻ để có những biện pháp xử lý và chăm sóc kịp thời.

Tiêu chảy

Trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng thì bạn nên kiểm tra xem trẻ có bị sao không và mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Vì đôi lúc không phải trẻ bị tiêu chảy đều là do trẻ mọc răng mà có lúc là do trẻ bị ốm, hay có bệnh về đường ruột cho nên các mẹ nên chú ý.

Trẻ bỏ ăn

Khi trẻ có dấu hiệu mọc răng thì thường trẻ sẽ bị sưng nướu, viêm lợi gây khó khăn cho trẻ khi bú hay nuốt thức ăn cho nên trẻ bỏ ăn, chán ăn làm trẻ hay khóc nhè, quấy khóc, ngủ không được.

Trẻ mọc răng chảy nước dãi nhiều

Tùy vào mỗi trẻ mà hiện tượng chảy nước dãi nhiều hay ít. Khi mẹ nhận thấy con chảy nước dãi nhiều nhất là vào giai đoạn tháng thứ 6-7 thì các mẹ đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. 

Khi nhận thấy trẻ chảy nước dãi nhiều thì mẹ nên dùng khăn mềm lau cho trẻ, lúc này mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những cái yếm treo vào cổ của trẻ để hạn chế việc chảy nước dãi ướt áo, nhiễm khuẩn vùng cổ của trẻ.

Ngài các dấu hiệu chính ở trên ta thường thấy khi răng trẻ vừa nhú lên gây ngứa nướu, ngứa lợi cho nên trẻ hay cho các đồ vật vào miệng cắn, ngậm, đôi lúc trẻ cho cả bàn tay vào miệng ngậm. 

3. Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng sữa

Khi trẻ có dấu hiệu ngứa lợi do mọc răng thì thường cho trẻ ngậm ti giả hay các vòng dùng cho trẻ mọc răng ngậm cho đỡ mút tay, ngậm các đồ vật bên ngoài.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận, khi trẻ chỉ sốt nhẹ thì bạn chỉ cần dùng khăn ấm lau qua người cho trẻ, trẻ sốt cao trên 40 độ C bạn cho trẻ uống hạ sốt và nếu tình trạng không thuyên giảm thì mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có những biện pháp chăm sóc, chữa trị kịp thời.

Mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ bằng cách dùng khăn sạch hay đồ dùng để rơ lưỡi cho trẻ để lau nướu cho trẻ thường xuyên, giúp trẻ giảm sự ngứa lợi và giảm các cơn đau do viêm nướu.

Không cho trẻ ăn những ddoof ăn cứng mà nên chế biến mềm, loãng một chút cho trẻ dễ ăn, dễ nuốt.

Cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ăn thêm các đồ ăn có chứa nhiều vitamin và canxi.

Cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi để trẻ phát triển tốt hơn.

Như vậy trên đây là những kiến thức và hiểu biết cho mẹ về dấu hiệu trẻ mọc răng, hy vọng các mẹ đọc và có cách chăm sóc cho trẻ tốt hơn.