5 phương pháp chữa trị em bé sơ sinh bị nghẹt mũi đơn giản nhanh khỏi

By

Hầu hết trẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời thường hay bị nghẹt mũi vì bé còn yếu, ảnh hưởng của môi trường xung quanh làm bé ngột ngạt. Tình trạng nghẹt mũi hay xảy ra vào thời gian giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột bé không kịp thích ứng. Vậy làm thế nào để chữa trị cho trẻ bị nghẹt mũi nhanh khỏi và đơn giản. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi của trẻ, vì vậy để có biện pháp ngăn chặn tình trạng này mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đâu. Sau đây là một vài điều mẹ cần lưu ý:

  • Thời gian giao mùa là lúc bệnh nghẹt mũi ở trẻ phát triển nhiều, vì tại thời điểm này trời lúc mưa lúc nắng làm môi trường quanh trẻ thay đổi liên tục là trẻ không kịp thích nghi.

  • Do cơ thể trẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, làm tăng mức độ nghẹt mũi ở trẻ hơn.

  • Do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện khiến trẻ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập và tấn công gây nên nghẹt mũi.

  • Có thể trẻ bị dị ứng với thời tiết, các dấu hiệu đi kèm như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi.

  • Trong mũi trẻ có dị vật: với những trẻ trên 1 tuổi hay chơi đùa, nghịch ngợm có thể vô tình làm rớt gì đó vào mũi gây ngạt thở, ngạt mũi. Trong trường hợp này trẻ có thể bị chảy nước mũi nhiều và chảy máu. 

Với những nguyên nhân trên mẹ cần theo dõi mức độ nghiêm trọng để có biện pháp phòng tránh đúng đắn và hiệu quả.

2. Triệu chứng khi trẻ bị nghẹt mũi

Ở trẻ khi bị nghẹt mũi dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất là trẻ bị chảy nước mũi nhiều, thở khò khè, hít vào thở ra không đều.

Ở những trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn thì tình trạng nghẹt mũi dễ gây ra tình trạng quấy khóc, nôn trớ, trẻ bú hay bị sặc sữa.

Với những trẻ bị nghẹt mũi nặng có thể để lại những màng cứng dính trên mũi, gây khó thở và ngứa ngáy cho trẻ. Nước mũi lưu lại trong mũi sẽ được dẫn tới đường hô hấp của trẻ gây ho, viêm xoang cho trẻ.

3. Tổng hợp 5 phương pháp chữa trị nghẹt mũi cho trẻ đơn giản mẹ cần biết

Với trẻ sơ sinh thì việc sử dụng thuốc kháng sinh không tốt cho sự phát triển của trẻ vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Chính vì vậy những phương pháp dân gian được sử dụng nhiều hơn, sau đây là những mẹo đơn giản, dễ làm.

Cách chữa trị cho trẻ bằng tỏi: Mẹ dùng một vài nhánh tỏi rồi bóc vỏ sau đó nghiền nhỏ, vắt lấy nước cốt, dùng nước tỏi trộn với nước muối sinh lý tỷ lệ 1:1, cuối cùng dùng dung dịch này nhỏ vào mũi trẻ giúp trẻ thở được dễ dàng hơn.

Dùng lá hành hoa: Chọn loại hành có vị cay nhiều để xông cho mũi trẻ, các mẹ cần lấy lá hành rửa sạch sau đó cắt ra từng khúc khoảng 1cm, sau đó đắp trực tiếp lá hành lên mùi trẻ, đợi lá khô thì thay lá khác vào. Hơi cay của hành sẽ giúp cho bé giảm nghẹt mũi hơn.

Dùng nước muối sinh lý: Mẹ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé, sau đó dùng tăm bông cho vào lau rửa mũi cho bé, mẹ nên là nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho mũi trẻ.

Sử dụng dầu tràm: Dùng dầu tràm bôi vào chân trẻ sau đó mát xa nhẹ nhàng cũng là phương pháp được các bà mẹ truyền tai nhau đẻ chữa nghẹt mũi cho trẻ. Có thể bôi dầu tràm ở ngực và lưng trẻ, giúp khí huyết lưu thông làm trẻ thở dễ dàng hơn.

Dùng gừng và mật ong: Phương pháp này nên áp dụng với những trẻ trên 1 tuổi. Đầu tiên mẹ lấy gừng làm sạch, sau đó nghiền nát ra, lấy gừng cho vào nước ấm, sau đó cho mật ong vào trộn chung, cho bé uống 2-2 lần mỗi ngày để nhanh phát huy tác dụng.

Ngoài  những cách nêu trên, mẹ có thể chữa nghẹt mũi cho con bằng cách như, mát-xa mũi cho bé, sử dụng tinh dầu hành tây, tinh dầu tỏi, vệ sinh mũi thường xuyên và xông hơi cho trẻ. Tùy vào cơ địa từng trẻ mà mẹ nên cho trẻ uống theo tỉ lệ khác nhau.

Với bài viết trên đây mẹ đã biết được phương pháp chữa trị nghẹt mũi cho bé yêu nhà mình rồi đúng không nào. Hy vọng mang lại cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!