10 loại thực phẩm ăn dặm cho trẻ giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Trẻ ăn ngon chóng lớn cha mẹ nào chẳng muốn. Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc các ông bố bà mẹ quan tâm tới vấn đề thực phẩm, vậy đâu là loại thực phẩm ăn dặm cho trẻ giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhất. Thì sau đây là 10 loại thực phẩm ăn dặm cho trẻ mà các mẹ nên tham khảo và bổ sung cho trẻ.
I. Giai đoạn thích hợp cho trẻ ăn dặm
Trẻ con khi sinh ra hệ tiêu hóa còn non yếu nên giai đoạn thích hợp nhất để cho trẻ có thể thích nghi với việc ăn dặm là từ 6 tháng tuổi.
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu có những dấu hiệu muốn ăn dặm như là trẻ thích tham gia vào bữa ăn cùng gia đình, khi bạn cho trẻ một cái đĩa và cho trẻ vài miếng rau của luộc thì trẻ thích cầm lên và mút. Trẻ thường xuyên mút tay, nhìn người lớn ăn cái miệng cứ lép bép theo.
Thời điểm này các cấu tạo về hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ đã cứng hơn có thể hấp thu được các thành phần trong thực phẩm đa dạng và phong phú hơn.
Dần dần theo sự lớn lên, bắt đầu xuất hiện các răng cửa các hệ cơ nhai của trẻ hoạt động lanh lẹ hơn, khi đó mẹ đã có thể cho trẻ ăn da dạng các món ăn.
Cho trẻ ăn các theo các loại thực phẩm ngọt như rau, củ, quả, có tính lành tính dễ tiêu hóa sau đó thay thế dần bằng các thực phẩm mặn, như cá, thịt bò, thịt heo,..
Mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm từ cháo xay nhuyễn, đến cháo bình thường chỉ cần hạt gạo và các thức ăn chín mềm để trẻ dễ hấp thu là được.
II. Những loại thực phẩm ăn dặm cho trẻ
Thông thường lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ cần đáp ứng được các yếu tố, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. sau đây là những loại thực phẩm cần cung cấp cho trẻ để giúp trẻ ăn ngon hơn, phát triển toàn diện hơn.
1. Khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm rất phổ biến ở nước ta, có nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú, Giàu tinh bột, chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C nhất là lượng calo có trong một củ khoai tây chiếm tới 20%.
Khoai tây giàu tinh bột thích hợp cho hệ tiêu hóa của trẻ, hạn chế cho trẻ bị táo bón, tiêu chảy.
Mẹ có thể bô sung cho trẻ lượng khoai tây bằng nhiều cách khác nhau, như hấp khoai tây lên rây nhỏ, hay luộc chín nghiền nát, cho trẻ dễ dùng hơn
2. Cần tây
Cần tây là thực phẩm có chất dinh dưỡng cao nhất trong những loại rau xanh, mà ở đây các bà mẹ thường hay bị nhầm lẫn bởi chất dinh dưỡng mà cần tây mạng lại cho trẻ.
Cần tây chứa nhiều chất kali, vitamin, photpho, magie, giúp cân bằng huyết áp, ổn định lưu thông máu.
Không những thế ở cần tây còn có một lượng vitamin B6 và chất xơ cao giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, hạn chế tình trạng đi ngoài của trẻ.
Cần tây dùng được cho trẻ từ 8 tháng tuổi bởi các chất trong cần thích hợp bô sung cho trẻ trong giai đoạn này cao.
Mẹ có thể nấu cần tây cho trẻ cùng các loại thực phẩm khác như thịt bò, tôm, cua,.. để làm tăng được lượng chất dinh hấp thụ từ thực phẩm này.
3. Bắp ngô (Bông ngô)
Ngô có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có thể thay thế được gạo trong bữa ăn hàng ngày. Ỏ các nước phát triển ngô được coi là nguồn lương thực thực phẩm chính cho chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ.
Bắp ngô chứa nhiều protein , calo, chất bột, giúp cho bé tăng cân, tăng hàm lượng chất béo trong cơ thể, tuy nhiên ở ngô lại dễ gây nên tình trạng táo bón cho trẻ, do đó ngô được khuyến cáo cho trẻ ăn trong thời điểm trẻ được 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên khi chế biến ngô các mẹ cần chú ý tránh để hạt to gây hóc, chắt lọc cẩn thận các bã ngô, tránh bị bám xung quanh vòm họng khi ăn.
4. Cá da trơn
Cá là một thực phẩm (thịt trắng) vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, nhất là giai đoạn trẻ biết bò, ngồi, lật, cần một lượng lớn chất omega-3 giúp hoạt động trí não, tăng khả năng quan sát và vận động.
Cá da trơn chứa hàm lượng omega 3 cao, lại dễ dàng hấp thụ, ít gây kích ứng da với trẻ nhỏ.
Tuy nhiên khi cho trẻ ăn cá mẹ chú ý lựa chọn cá tươi sống, làm sạch xương ca tranh cho trẻ bị hóc xương gây nguy hiểm tính mạng.
Chế biến món cá cho trẻ thì lại vô cùng phong phú và đa dạng, mẹ có thể nấu cháo, hấp, hay kết hợp nấu chung với các loại rau tạo nên nhiều món cá khác nhau.
5. Hạt óc chó
Hạt óc chó chứa nhiều chất omega 3, protein, chất béo,tinh dầu rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ và bà mẹ mang thai.
Ngoài ra hạt óc chó chứa các axit béo bão hòa giúp tốt cho hệ miễn dịch đường ruột, tăng phát triển trí nhớ, hoàn thiện cấu trúc bộ não, khả năng tư duy, giảm nguy có mắc các bệnh trầm cảm ở trẻ.
6. Quả Bơ
Bơ là một loại trái cây có hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất cho mọi lứa tuổi, hiện nay việc thêm bơ vào bữa ăn sáng, cùng các món salas bơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho một ngày làm việc.
Bơ chín rất mềm lại có mùi vị dễ chịu thu hút được sự thích thú ở trẻ, ngoài ra hàm lượng omega 3, các vitamin và chất khoáng có trong bơ hỗ trợ cho quá trình phát triển trí não, thể chất, hệ tiêu hóa.
Ngoài ra bơ còn được coi là Vua của các loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao cho trẻ giai đoạn phát triển.
7. Trứng gà
Trứng gà chứa nhiều protein, DHA, và vitamin B giúp phát triển trí não cho trẻ sơ sinh, hỗ trợ trí nhớ, cải thiện được tình trạng còi xương ở trẻ.
Khi cho trẻ ăn trứng gà mẹ nên chỉ cho trẻ từ 2-3 quả một tuần bởi lượng chất dinh dưỡng có trong trứng rất cao, trẻ không thể hấp thụ hết trong khoảng thời gian ngắn., không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng dễ gây táo bón.
Cách chế biến món trứng gà cho trẻ cũng rất đa dạng, chiên không dàu, luộc, nấu cháo cho trẻ, thay đổi cách nấu giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
8. Đậu xanh
Đậu xanh là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu các dưỡng chất có trong hạt đậu.
Đậu xanh có tính mát, vị ngọt thanh giúp giải nhiệt, mát gan, thải độc, thanh lọc cơ thể, ngoài ra còn cung cấp lượng chất dinh dưỡng lớn gấp 2 lần cho trẻ còi cọc, chậm lớn.
Có tính nhuận tràng, giúp trẻ tiêu hóa tốt, hạn chế được các bệnh về đường ruột, hàm lượng vitamin C dồi dào tăng khả năng miễn dịch.
9. Súp Lơ xanh
Súp lơ xanh là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của trẻ, đây là một loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết như sắt và canxi giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
Ngoài ra trong súp lơ còn có đặc tính ngăn ngừa dị ứng cho nên khi cho trẻ ăn nhiều súp lơ có thể làm giảm các nguy cơ dị ứng ở trẻ tránh cho trẻ mắc một số bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
Trẻ ăn nhiều súp lơ xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi lại một số bệnh như cảm cúm, ngăn ngừa bệnh ung thư.
10. Thịt
Đây là một loại thực phẩm chứa nhiều protein và sắt. Từ khi tập ăn dặm trẻ đã có thể làm quen với một số loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà.
Khi mới cho trẻ tập làm quen với thịt mẹ có thể tiến hành xay nhuyễn nấu cháo cho trẻ ăn dặm. Khi trẻ đã bắt đầu quen với việc ăn dặm và trẻ có đầy đủ răng hơn thì bạn có thể chỉ băm nhỏ không cần nhuyễn quá giúp trẻ ăn ngon hơn.
Mẹ cần thay đổi các loại thịt cho trẻ, thay đổi cách nấu và chế biến để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon, ăn được nhiều hơn.
III. Những lưu ý khi bổ sung thực phẩm ăn dặm cho trẻ
Để trẻ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện thì mẹ cần chọn nơi uy tín, chất lượng để lựa chọn sản phẩm tươi ngon, sạch, đạt tiêu chuẩn trong quá trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tránh các thực phẩm hư hỏng ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ.
Thay đổi các loại thực phẩm với nhau thường xuyên, đa dạng hơn các loại thịt, cá, rau, củ hoa quả, tránh tình trạng cho trẻ ăn một loại dưỡng chất gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Mẹ cần thay đổi cách chế biến, học hỏi thêm các món để nấu cho trẻ, giúp cho trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn.
Không ép trẻ ăn nếu như trẻ không hợp tác, hay không thích món ăn đó mẹ có thể cho trẻ dùng lại việc ăn dặm và đổi món cho trẻ vào bữa ăn tới.
Tạo cho trẻ một thói quen ăn uống đúng giờ, có thời gian biểu rõ ràng, đây cũng là cách mẹ rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật khi ăn.
Ngoài các thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ ăn dặm thì mẹ cần bổ sung thêm cho trẻ các loại thuốc bổ, sữa, các loại ngũ cốc giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bà mẹ chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Chúc các mẹ thành công.